Bài 1: Định luật culong

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
1. Điện tích
- Một vật bị nhiễm điện, ta nói vật đó có chứa điện tích
- Điện tích điểm: là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách điểm mà ta đang xét
- Phân loại điện tích:
  • Điện tích âm ( kí hiệu -q hay -Q)
  • Điện tích dương (kí hiệu +q hay +Q)
- Đơn vị điện tích: là culông - kí hiệu: C
- Điện tích của electron là điện tích nguyên tố âm \(e = - {1,6.10^{ - 19}}C\). Điện tích của proton là điện tích nguyên tố dương \(q = {1,6.10^{ - 19}}C\)

2. Tương tác điện tích
- Hai điện tích cùng dấu đẩy nhau
- Hai điện tích khác nhau (khác loại) hút nhau

3. Định luật Cu-lông
- Phát biểu: Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Biểu thức: \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Lực tương tác có:
  • Phương: là đường thẳng nối giữa 2 điện tích điểm
  • Chiều:
định luật culong.PNG
Độ lớn:
  • Tỉ lệ thuận với tích độ lớn q1, q2
  • Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách
  • \({F_{12}} = {F_{21}} = F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)
Trong đó:
  • \({q_1},{\rm{ }}{q_2}\) được gọi là điện tích điểm (đơn vị : C (Culông)
  • r là khoảng cách của 2 điện tích điểm
  • k là hằng số Cu-lông: \(k = {9.10^9}\left( {N.{m^2}/{c^2}} \right)\)
4. Định luật Cu-lông trong môi trường đồng tính và hằng số điện môi
- Điện môi là mội môi trường cách điện (ε)
- Khi đặt điện tích trong điện môi thì lực tương tác giảm ε lần so với khi đặt trong môi trường chân không \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\)
- Quy ước:
  • Môi trường chân không hoặc môi trường không khí: ε = 1
  • Môi trường có hằng số điện môi: \(\left\{ \begin{array}{l}\varepsilon \ne 1\\\varepsilon > 1\end{array} \right.\)
  • Hằng số điện môi là không có đơn vị thứ nguyên