casio Bài 23: Kỹ thuật casio giải bài toán tích phân chống lại casio

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. KIẾN THỨC NỀN TẢNG
1. Kỹ thuật ép hệ phương trình:
Cho hệ thức $\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( x \right)dx} = f\left( {a,b,c} \right)$ , muốn tìm a,b,c thỏa mãn hệ thức h(a,b,c)=m . Ta sẽ tính giá trị tích phân rồi lưu vào A .
Vậy ta sẽ ép được hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}
f\left( {a,b,c} \right) = A\\
h\left( {a,b,c} \right) = m
\end{array} \right.$ . Để giải hệ phương trình này ta sẽ sử dụng chức năng dò nghiệm SHIFT SOLVE hoặc chức năng lập bảng giá trị MODE 7 của máy tính Casio
(Xem ví dụ minh họa 1, 2, 3, 4, 5, 6)
2. Kỹ thuật ép cận nguyên hàm: Cho nguyên hàm gốc$\int {f\left( x \right)dx} $ và nguyên hàm hệ quả $\int {f\left( {u\left( t \right)} \right)} dt$ qua phép đổi biến x=u(t). Để sử dụng được máy tính Casio ta ép hệ số cho nguyên hàm gốc để trở thành tích phân xác định $\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( x \right)dx} $ . Vì nguyên hàm gốc và nguyên hàm hệ quả là tương đương nên $\int\limits_\alpha ^\beta {f\left( x \right)dx} = \int\limits_{\alpha '}^{\beta '} {f\left( {u\left( t \right)} \right)dx} $ ($\alpha ',\beta '$là 2 cận mới)
(Xem ví dụ minh họa 7,8,9)

II. VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1.
Biết $\int\limits_3^4 {\frac{{dx}}{{{x^2} + x}}} = a\ln 2 + b\ln 3 + c\ln 5$ với a,b,c là các số nguyên. Tính S=a+b+c
A. S=6
B. S=2
C.S=-2
D. S=0
(Câu 26 Đề minh họa Bộ GD-ĐT lần 2 năm 2017)
Tính tích phân $\int\limits_3^4 {\frac{{dx}}{{{x^2} + x}}} $ và lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (1).PNG

Khi đó $A = a\ln 2 + b\ln 3 + c\ln 5 \Leftrightarrow A = \ln \left( {{2^a}{{.3}^b}{{.5}^c}} \right) \Leftrightarrow {2^a}{.3^b}{.5^c} = {e^A} = \frac{{16}}{{15}}$
giải bài toán tích phân chống casio (2).PNG

Dễ thấy $\frac{{16}}{{15}} = \frac{{2.2.2.2}}{{3.5}} = {2^4}{.3^{ - 1}}{.5^{ - 1}} = {2^a}{.3^b}{.5^c} \Rightarrow a = 4;b = - 1;c = - 1 \Rightarrow S = 2$
=> Đáp số chính xác là B
Câu 2. Cho $I = \int\limits_1^2 {\ln \left( {x + 1} \right)dx} = a\ln 3 + b\ln 2 + c$ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức A=a+b+c
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_1^2 {\ln \left( {x + 1} \right)dx} $ rồi lưu giá trị này vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (3).PNG

Khi đó $a\ln 3 + b\ln 2 + c = A \Leftrightarrow \ln ({3^a}{.2^b}.{e^c}) = \ln {e^A} \Leftrightarrow {3^a}{.2^b}.{e^c} = {e^A} \Leftrightarrow {3^a}{.2^b} = \frac{{{e^A}}}{{{e^c}}}$
Để tính được ${3^a}{.2^b}$ ta sử dụng chức năng MODE 7 với hàm $f\left( X \right) = {3^a}{.2^b} = \frac{{{e^A}}}{{{e^c}}}$
giải bài toán tích phân chống casio (4).PNG

Quan sát màn hình xem giá trị nào của f(X) (cũng là của ${3^a}{.2^b}$) là số hữu tỉ thì nhận
Dễ thấy với X=c=-1 thì ${3^a}{.2^b} = 6.75 = \frac{{27}}{4} = {3^3}{.2^{ - 2}}$ $ \Rightarrow a = 3;b = - 2$
Tóm lại a+b+c=3-2-1=0
=> Đáp án A là đáp án chính xác.

Câu 3. Cho $I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\sin x - \cos x}}{{\sin x + \cos x}}dx} = \left( {a + b} \right)\ln 3 + c\ln 2$ $\left( {a,b,c \in Q} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức : A=a+b+c
A. 0
B. $\frac{1}{2}$
C. $\frac{1}{3}$
D. 2
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_{\frac{\pi }{4}}^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\sin x - \cos x}}{{\sin x + \cos x}}dx} $ rồi lưu giá trị này vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (5).PNG

Khi đó $\left( {a + b} \right)\ln 3 + c\ln 2 = A \Leftrightarrow \ln ({3^{a + b}}{.2^c}) = \ln {e^A}$ . Mà ta tính được ${e^A} = \sqrt 2 $
giải bài toán tích phân chống casio (6).PNG

$ \Rightarrow {3^{a + b}}{.2^c} = \sqrt 2 = {3^0}{.2^{\frac{1}{2}}} \Rightarrow a + b = 0;c = \frac{1}{2}$
Tóm lại $a + b + c = 0 + \frac{1}{2} = \frac{1}{2}$
=> Đáp án B là đáp án chính xác.

Câu 4 . Cho $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{{\sin }^4}xdx} = \pi a + b$ $\left( {a,b \in Q} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức A=a+b
A. $\frac{{11}}{{32}}$
B. $ - \frac{5}{{32}}$
C. 4
D. 7
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_1^2 {\ln \left( {x + 1} \right)dx} $ rồi lưu giá trị này vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (7).PNG

Khi đó $\pi a + b = A$ . Nếu đáp số A đúng thì hệ $\left\{ \begin{array}{l}
\pi a + b = A\\
a + b = \frac{{11}}{{32}}
\end{array} \right.$ có nghiệm hữu tỉ (thuộc Q)
giải bài toán tích phân chống casio (8).PNG

Rõ ràng $a = \frac{3}{{32}};b = - \frac{1}{4}$ là các số hữu tỉ
=> B là đáp án chính xác

Câu 5. Cho $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {x\left( {1 + \sin 2x} \right)dx} = \frac{{{\pi ^2} + a}}{b} \to $ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$ với $\frac{a}{b}$ là phân số tối giản. Tính biểu thức A=a+b
A. 20
B. 40
C. 60
D. 10
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {x\left( {1 + \sin 2x} \right)dx} $ rồi lưu giá trị này vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (9).PNG

Khi đó $\frac{{{\pi ^2} + a}}{b} = A$ . Nếu đáp số A đúng thì $a + b = 20 \Rightarrow b = 20 - a$ $ \Rightarrow A = \frac{{{\pi ^2} + a}}{{20 - a}}$
Sử dụng chức năng SHIFT SOLVE để tìm a (với a là số nguyên )
giải bài toán tích phân chống casio (10).PNG

Kết quả không ra một số nguyên => Đáp số A sai
Nếu đáp số B đúng thì $a + b = 40 \Rightarrow b = 40 - a$ $ \Rightarrow A = \frac{{{\pi ^2} + a}}{{40 - a}}$
giải bài toán tích phân chống casio (11).PNG

Vậy $a = 8 \Rightarrow b = 32$
=> Đáp án A là đáp án chính xác

Câu 6. Cho $I = \int\limits_1^2 {{x^3}{{\ln }^2}xdx} = \frac{{a{e^4} + b}}{c}$ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$ với $\frac{a}{c};\frac{b}{c}$ là các phân số tối giản. Tính biểu thức A=a+b
A. 15
B. -28
C. 36
D. 46
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_1^2 {{x^3}{{\ln }^2}xdx} $ rồi lưu giá trị này vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (12).PNG

Khi đó $\frac{{a{e^4} + b}}{c} = A$ . Nếu đáp số A đúng thì c=15-a-b $ \Rightarrow 15A - a.A - b.A = a.{e^4} + b$
$ \Rightarrow b = \frac{{15A - a.A - a.{e^4}}}{{A + 1}}$
Sử dụng chức năng MODE 7 để tìm a (với a là số nguyên )
giải bài toán tích phân chống casio (13).PNG

Kết quả không tìm ra một số nguyên => Đáp số A sai
Tương tự như vậy với đáp số C đúng thì $ \Rightarrow b = \frac{{36A - a.A - a.{e^4}}}{{A + 1}}$
giải bài toán tích phân chống casio (14).PNG

Ta tìm được nghiệm a=129 là một số hữu tỉ
=> Đáp án C là đáp án chính xác

Câu 7. Cho tích phân $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^{\sin x}}\sin 2xdx} $. Nếu đổi biến số t=sinx thì :
A. $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^t}.t.dt} $
B. $I = \int\limits_0^1 {{e^t}.t.dt} $
C. $I = 2\int\limits_0^1 {{e^t}.t.dt} $
D. $I = 2\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^t}.t.dt} $
(Trích đề thi ĐH khối B năm 2005)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^{\sin x}}\sin 2xdx} $
giải bài toán tích phân chống casio (15).PNG

Nếu đáp án A đúng thì giá trị tích phân ở câu A phải giống giá trị tích phân ở đề bài và cùng bằng 2. Tính $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {{e^t}.t.dt} $
giải bài toán tích phân chống casio (16).PNG

Kết quả ra một số khác 2 => Đáp số A sai
Tương tự như vậy với đáp số C thì $I = 2\int\limits_0^1 {{e^t}.t.dt} = 2$
giải bài toán tích phân chống casio (17).PNG

=> Đáp án C là đáp án chính xác
Chú ý: Đổi cận thì phải đổi biến => Dễ dàng loại được đáp án A và D

Câu 8. Sử dụng phương pháp đổi biến đưa tích phân $I = \int\limits_0^4 {\frac{{4x - 1}}{{\sqrt {2x + 1} + 2}}dx} $ thành tích phân $\int\limits_3^5 {f\left( t \right)dt} $ . Khi đó f(t) là hàm nào trong các hàm số sau ?
A. $f\left( t \right) = \frac{{2{t^2} - 3}}{{t + 2}}$
B. $f\left( t \right) = \frac{{\left( {2{t^2} - 8t + 3} \right)\left( {t + 2} \right)}}{t}$
C. $f\left( t \right) = \frac{{2{t^2} - 3}}{{2\left( {t + 2} \right)}}$
D. $f\left( t \right) = \frac{{\left( {2{t^2} - 8t + 3} \right)\left( {t + 2} \right)}}{{2t}}$
(Trích đề thi ĐH khối D năm 2011)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_0^4 {\frac{{4x - 1}}{{\sqrt {2x + 1} + 2}}dx} $
giải bài toán tích phân chống casio (18).PNG

Nếu đáp án A đúng thì $f\left( t \right) = \frac{{2{t^2} - 3}}{{t + 2}}$ và giá trị tích phân $I = \int\limits_3^5 {\frac{{2{t^2} - 3}}{{t + 2}}dt} = 6.2250...$ điều này là sai vì $I = \int\limits_3^5 {\frac{{2{t^2} - 3}}{{t + 2}}dt} = 9.6923...$
giải bài toán tích phân chống casio (19).PNG

Kết quả ra một số khác 2 => Đáp số A sai
Tương tự như vậy với đáp số B chính xác
giải bài toán tích phân chống casio (20).PNG

Câu 9. Nếu sử dụng phương pháp đổi biến tìm nguyên hàm, ta đặt $t = \sqrt[3]{{1 + \ln x}}$ thì nguyên hàm của $\int {\frac{{\ln x.\sqrt[3]{{1 + \ln x}}}}{x}dx} $ có dạng :
A. $\int {3{t^3}\left( {{t^3} - 1} \right)dt} $
B. $\int {{t^3}\left( {{t^3} - 1} \right)dt} $
C. $\int {3{t^3}\left( {{t^3} + 1} \right)dt} $
D. $\int {{t^3}\left( {{t^3} + 1} \right)dt} $
Để có thể sử dụng máy tính Casio ta phải tiến hành chọn cận để đưa nguyên hàm (tích phân bất định) trở thành tích phân (tích phân xác định) Ta chọn hai cận là 1 và ${e^7}$ . Tính giá trị tích phân
$\int\limits_1^{{e^7}} {\frac{{\ln x.\sqrt[3]{{1 + \ln x}}}}{x}dx} = 43.1785...$
giải bài toán tích phân chống casio (21).PNG

Khi tiến hành đổi biến thì ta phải đổi cận : $\left[ \begin{array}{l}
x = 1 \Rightarrow t = \sqrt[3]{{1 + \ln 1}} = 1\\
x = {e^7} \Rightarrow t = \sqrt[3]{{1 + \ln {3^7}}} = 2
\end{array} \right.$ Nếu đáp án A đúng thì giá trị tích phân ở câu A phải giống giá trị tích phân ở đề bài . Tính $I = \int\limits_1^2 {3{t^3}\left( {{t^3} - 1} \right)dt} $
giải bài toán tích phân chống casio (22).PNG

Kết quả ra một số khác 2 => Đáp số A sai
Tương tự như vậy với đáp số C thì $I = 2\int\limits_0^1 {{e^t}.t.dt} = 2$
giải bài toán tích phân chống casio (23).PNG

=> Đáp án A là đáp án chính xác
Chú ý: Ta có thể chọn cận nào cũng được không nhất thiết phải là 1 và ${e^7}$ (chỉ cần thỏa mãn tập xác định của hàm số là được)

Câu 10. Cho tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{{\tan }^2}xdx = a + b\pi } $ a . Tính giá trị của biểu thức P=a+b
A. $P = \frac{5}{4}$
B. $P = \frac{3}{4}$
C. $P = \frac{1}{4}$
D. $P = \frac{{11}}{4}$
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{4}} {{{\tan }^2}xdx} $ rồi lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (24).PNG

Nếu đáp số A đúng ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}
a + b\pi = A\\
a + b = \frac{5}{4}
\end{array} \right.$ $ \Leftrightarrow $ a=1.7334 không phải là số hữu tỉ => Đáp số A sai
giải bài toán tích phân chống casio (25).PNG

Tương tự như vậy với đáp án B ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}
a + b\pi = A\\
a + b = \frac{3}{4}
\end{array} \right.$ $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = 1\\
b = 2
\end{array} \right.$. => B là đáp số chính xác
giải bài toán tích phân chống casio (26).PNG

Câu 11. Cho tích phân $\left( {a,b \in Q} \right)$ $\int\limits_1^2 {\frac{{1 - x}}{{{x^2}}}{e^x}dx} = a.{e^2} + b.e$ $\left( {a,b \in Q} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức P=a+b
A. P=-1
B. P=0.5
C. P=1
D. P=2
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $\int\limits_1^2 {\frac{{1 - x}}{{{x^2}}}{e^x}dx} $ rồi lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (27).PNG

Với đáp số A ta có hệ phương trình $\left\{ \begin{array}{l}
a{e^2} + be = A\\
a + b = 0.5
\end{array} \right.$ $ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}
a = - 0.5\\
b = 1
\end{array} \right.$
giải bài toán tích phân chống casio (28).PNG

=> Đáp số A chính xác

Câu 12. Cho tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\cos 3x + 2\cos x}}{{2 + 3\sin x - \cos 2x}}dx = a\ln 2 + b\ln 3 + c} $ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$. Tính P=a+b+c
A. P=-3
B. P=-2
C. P=2
D. P=1
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $\int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\cos 3x + 2\cos x}}{{2 + 3\sin x - \cos 2x}}dx} $ rồi lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (29).PNG

Vậy $a\ln 2 + b\ln 3 + c = A \Leftrightarrow \ln \left( {{2^a}{{.3}^b}.{e^c}} \right) = \ln \left( {{e^A}} \right)$ $ \Leftrightarrow {2^a}{.3^b} = \frac{{{e^A}}}{{{e^c}}}$ . Tìm ${2^a}{.3^b}$ bằng chức năng lập bảng giá trị MODE 7 với biến X=c
giải bài toán tích phân chống casio (30).PNG

Ta được ${2^a}{.3^b} = 18$ với X=c=-2 . Vậy $18 = {2.3^2} = {2^a}{.3^b} \Rightarrow a = 1;b = 2$
$ \Rightarrow P = a + b + c = 1 + 2 - 2 = 1$ => Đáp số chính xác là D

Câu 13. Cho tích phân $\int\limits_1^4 {\frac{{dx}}{{2{x^2} + 5x + 3}}} = a\ln 2 + b\ln 5 + c\ln 11$ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức P=a+b+c
A. P=1
B. P=-3
C. 2
D. 0
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $\int\limits_1^4 {\frac{{dx}}{{2{x^2} + 5x + 3}}} = $ rồi lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (31).PNG

Vậy $a\ln 2 + b\ln 5 + c\ln 11 = A \Leftrightarrow \ln \left( {{2^a}{{.5}^b}{{.11}^c}} \right) = \ln \left( {{e^A}} \right)$ $ \Leftrightarrow {2^a}{.5^b}{.11^c} = {e^A} = \frac{{25}}{{22}} = \frac{{5.5}}{{2.11}} = {5^2}{.2^{ - 1}}{.11^{ - 1}}$ .
Rõ ràng a=-1, b=2, c=-1 $ \Rightarrow P = a + b + c = 1 + 2 - 2 = 1$
=> Đáp số chính xác là D

Câu 14. Cho tích phân $\int\limits_1^2 {\frac{{{x^2} + 2x + 2}}{{{x^2} + x}}} dx = a\ln 2 + b\ln 3 + c$ $\left( {a,b,c \in Z} \right)$ . Tính giá trị của biểu thức P=a+b+c
A. P=3
B. P=-2
C. 4
D. -1
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $\int\limits_1^4 {\frac{{dx}}{{2{x^2} + 5x + 3}}} = $ rồi lưu vào biến A
giải bài toán tích phân chống casio (32).PNG

Vậy $a\ln 2 + b\ln 3 + c = A \Leftrightarrow \ln \left( {{2^a}{{.3}^b}.{e^c}} \right) = \ln \left( {{e^A}} \right)$ $ \Leftrightarrow {2^a}{.3^b}.{e^c} = {e^A} \Leftrightarrow {2^a}{.3^b} = \frac{{{e^A}}}{{{e^c}}}$ . Tìm ${2^a}{.3^b}$ bằng chức năng lập bảng giá trị MODE 7 với biến X=c .
giải bài toán tích phân chống casio (33).PNG

Ta được ${2^a}{.3^b} = 2.66\left( 6 \right) = \frac{8}{3} = {2^3}{.3^{ - 1}} \Rightarrow a = 3;b = - 1$ với X=c=1 .
$ \Rightarrow P = a + b + c = 3 - 1 + 1 = 3$ => Đáp số chính xác là A

Câu 15. Nếu sử dụng phương pháp đổi biến với ẩn phụ $t = \sqrt {{x^2} - 1} $ đưa tích phân $I = \int\limits_{\frac{2}{{\sqrt 3 }}}^{\sqrt 2 } {\frac{{dx}}{{x\sqrt {{x^2} - 1} }}} $ thành tích phân nào sau đây ?
A. $\int\limits_{\frac{2}{{\sqrt 3 }}}^{\sqrt 2 } {\frac{{dt}}{{{t^2} + 1}}} $
B. $\int\limits_{\frac{1}{{\sqrt 3 }}}^1 {\frac{{dt}}{{{t^2} + 1}}} $
C. $\int\limits_{\frac{2}{{\sqrt 3 }}}^{\sqrt 2 } {\frac{{dt}}{{t\left( {{t^2} + 1} \right)}}} $
D. $\int\limits_{\frac{1}{{\sqrt 3 }}}^1 {\frac{{dt}}{{t\left( {{t^2} + 1} \right)}}} $
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_{\frac{2}{{\sqrt 3 }}}^{\sqrt 2 } {\frac{{dx}}{{x\sqrt {{x^2} - 1} }}} = \frac{\pi }{{12}}$
giải bài toán tích phân chống casio (34).PNG

Tích phân nào có giá trị bằng $\frac{\pi }{{12}}$ thì đó là đáp án đúng. Ta có đáp án B có giá trị : $\int\limits_{\frac{1}{{\sqrt 3 }}}^1 {\frac{{dt}}{{{t^2} + 1}}} = \frac{\pi }{{12}}$
giải bài toán tích phân chống casio (35).PNG

=> Đáp số chính xác là A
Chú ý: Giá trị tích phân không thay đổi theo phép đổi biến (đặt ẩn phụ)

Câu 16: Nếu sử dụng phương pháp đổi biến với ẩn phụ t=1+3cosx đưa nguyên hàm $I = \int {\frac{{\sin 2x + \sin x}}{{\sqrt {1 + 3\cos x} }}dx} $ thành nguyên hàm nào sau đây ?
A. $\int {\frac{{ - 2{t^2} - 1}}{{\sqrt t }}dt} $
B. $\frac{1}{9}\int {\frac{{ - 2{t^2} - 1}}{{\sqrt t }}dt} $
C. $\int {\frac{{ - 2t - 1}}{{\sqrt t }}dt} $
D. $\frac{1}{9}\int {\frac{{ - 2t - 1}}{{\sqrt t }}dt} $
(Tổng hợp tích phân chống Casio – Nguồn Internet 2017)
Chọn cận 0và $\frac{\pi }{2}$. Tính giá trị tích phân $I = \int\limits_0^{\frac{\pi }{2}} {\frac{{\sin 2x + \sin x}}{{\sqrt {1 + 3\cos x} }}dx} $
giải bài toán tích phân chống casio (36).PNG

Tiến hành đổi biến thì phải đổi cận $\left[ \begin{array}{l}
x = 0 \Rightarrow t = 1 + \cos 3x = 4\\
x = \frac{\pi }{2} \Rightarrow t = 1
\end{array} \right.$
Với đáp số D ta có $ - \frac{1}{9}\int\limits_4^1 {\frac{{2t + 1}}{{\sqrt t }}dt} $
giải bài toán tích phân chống casio (37).PNG

=> Đáp số chính xác là D
Chú ý: Chọn cận thế nào cũng được tuy nhiên nên chọn cận sao cho đẹp.
 
Sửa lần cuối:

33 Kỹ thuật casio giải toán ôn thi đại học