CHÍNH TẢ: NGHE - VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN; NHỚ - VIẾT: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH; CẤU TẠO PHẦN VẦN - QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I. Nghe viết Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến
Lương Ngọc Quyến là con trai nhà yêu nước Lương Văn Can. Nuôi ý chí khôi phục non sông, ông tìm đường sang Nhật Bản học quân sự, rồi qua Trung Quốc mưu tập hợp lực lượng chống thực dân Pháp. Ông bị giặc bắt đưa về nước. Chúng khoét bàn chân ông, luồn dây thép buộc chân vào xích sắt. Ngày 30 – 8 – 1917, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên do Đội Cấn lãnh đạo bùng nổ. Lương Ngọc Quyến được giải thoát và tham gia chỉ huy nghĩa quân. Ông hi sinh, nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi.
Theo Lương Quân

II. Nhớ viết Thư gửi các học sinh
Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp
Hồ Chí Minh

III. Mô hình cấu tạo phần vần
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH.png

Nhận xét
- Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính.
- Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, ng,..), âm đệm (nguyên, khoa,…).
- Các âm đệm được ghi bằng các chữ cái o, u
- Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, nguyễn, nguyện)

Lưu ý
Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh, Ví dụ: A! Mẹ đã về; U về rồi! Ê lại đây chú bé!

IV. Quy tắc đánh dấu thanh
Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
Ví dụ: cáo, khuyến, lệnh, nguyện, nguyền,….