Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Thí dụ. Biểu diễn hình học tập nghiệm của các hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:
a. $\left\{ \begin{array}{l}x - 2y < 0\\x + 3y > - 2\\y - x < 3\end{array} \right.$.
b. $\left\{ \begin{array}{l}2x + 3y - 6 < 0\\x \ge 0\\2x - 3y - 1 \le 0\end{array} \right.$.
- Bạn đọc tự vẽ hình
a. Kí hiệu các bất phương trình của hệ theo thứ tự là (1), (2) và (3), ta thực hiện theo các bước sau:
  • Vẽ chung trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy các đường thẳng (Δ$_1$): x - 2y = 0; (Δ$_2$): x + 2y + 2 = 0 và (Δ$_1$): y - x = 0.
  • Miền nghiệm của (1) là nửa mặt phẳng bờ (Δ$_1$) chứa A(0; 1).
  • Miền nghiệm của (2) là nửa mặt phẳng bờ (Δ$_2$) chứa O(0; 0).
  • Miền nghiệm của (3) là nửa mặt phẳng bờ (Δ$_3$) chứa O(0; 0).
Tóm lại, miền nghiệm của hệ là miền không gạch chéo.

b. Kí hiệu các bất phương trình của hệ theo thứ tự là (1), (2) và (3), ta thực hiện theo các bước sau:
  • Vẽ chung trên cùng một hệ trục toạ độ Oxy các đường thẳng (Δ$_1$): 2x + 3y - 6 = 0; (Δ$_2$): x = 0 và (Δ$_3$): 2x - 3y - 1 = 0.
  • Miền nghiệm của (1) là nửa mặt phẳng bờ (Δ$_1$) chứa O(0; 0).
  • Miền nghiệm của (2) là nửa mặt phẳng bờ Oy không chứa A(-1; 0).
  • Miền nghiệm của (3) là nửa mặt phẳng bờ (Δ$_3$) chứa O(0; 0).
Tóm lại, miền nghiệm của hệ là miền không gạch chéo, kể cả đoạn nối hai điểm (0; -$\frac{1}{3}$) và (0; 2).
 
Sửa lần cuối:

Chương 4: Bất đẳng thức và bất phương trình

Lý thuyết và 6 dạng phương trình, bất phương trình thường gặp Mờ rộng phương trình - bất phương trình và hệ phương trình một ẩn Sử dụng bảng xét dấu để giải phương trình - bất phương trình Bất phương trình và hệ bất phương trình hai ẩn Bất phương trình bậc hai Phương trình - Bất phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối và chứa căn