Dạng 7: Xác định đặc tính K của đối tượng S khi nó thoả mãn một đẳng thức vectơ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Phương pháp áp dụng
Phân tích được định tính xuất phát từ các đẳng thức vectơ của giả thiết.
Lưu ý tới những hệ thức đã biết về trung điểm của đoạn thảng và trọng tâm của tam giác.


Thí dụ 1:Cho ΔABC, có các cạnh bằng a, b, c và trọng tâm G thoả mãn:
a.$\overrightarrow {GA} $ + b.$\overrightarrow {GB} $ + c.$\overrightarrow {GC} $ = $\overrightarrow 0 $. (1)
Chứng minh rằng ΔABC là tam giác đều.
Ta có:
$\overrightarrow {GA} $ + $\overrightarrow {GB} $ + $\overrightarrow {GC} $ = $\overrightarrow 0 $ ⇔ $\overrightarrow {GA} $ = -$\overrightarrow {GB} $ - $\overrightarrow {GC} $. (2)
Thay (2) vào (1), ta được:
a.(-$\overrightarrow {GB} $ - $\overrightarrow {GC} $) + b.$\overrightarrow {GB} $ + c.$\overrightarrow {GC} $ = $\overrightarrow 0 $
⇔ (b - a).$\overrightarrow {GB} $ + (c - a).$\overrightarrow {GC} $ = $\overrightarrow 0 $. (3)
Vì $\overrightarrow {GB} $ và $\overrightarrow {GC} $ là hai vectơ không cùng phương, do đó (3) tương đương với:
$\left\{ \begin{array}{l}b - a = 0\\c - a = 0\end{array} \right.$ ⇔ a = b = c ⇔ ΔABC là tam giác đều.

Thí dụ 2: Cho tứ giác ABCD. Giả sử tồn tại điểm O sao cho:
$\left\{ \begin{array}{l}|\overrightarrow {OA} | = |\overrightarrow {OB} | = |\overrightarrow {OC} | = |\overrightarrow {OD} |\\\overrightarrow {OA} + \overrightarrow {OB} + \overrightarrow {OC} + \overrightarrow {OD} = \overrightarrow 0 \end{array} \right.$.
Chứng minh rằng ABCD là hình chữ nhật.
Từ phương trình thứ nhất của hệ , ta suy ra:
O là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác ABCD. (1)
Gọi M, N, P, Q là trung điểm của AB, BC, CD, DA , từ phương trình thứ hai của hệ ta được:
$\overrightarrow 0 $ = $\overrightarrow {OA} $ + $\overrightarrow {OB} $ + $\overrightarrow {OC} $ + $\overrightarrow {OD} $ = 2$\overrightarrow {OM} $ + 2$\overrightarrow {OP} $ ⇔ $\overrightarrow {OM} $ + $\overrightarrow {OP} $ = $\overrightarrow 0 $
⇔ M, P, O thẳng hàng và O là trung điểm MP. (2)
$\overrightarrow 0 $ = $\overrightarrow {OA} $ + $\overrightarrow {OB} $ + $\overrightarrow {OC} $ + $\overrightarrow {OD} $ = 2$\overrightarrow {ON} $ + 2$\overrightarrow {OQ} $ ⇔ $\overrightarrow {ON} $ + $\overrightarrow {OQ} $ = $\overrightarrow 0 $
⇔ N, Q, O thẳng hàng và O là trung điểm NQ. (3)
Từ (2), (3), suy ra MNPQ là hình bình hành suy ra
 A, C, O thẳng hàng và O là trung điểm AC.
 B, D, O thẳng hàng và O là trung điểm BD.
Do đó ABCD là hình bình hành. (4)
Từ (1) và (4) suy ra ABCD là hình chữ nhật.
 
Sửa lần cuối:

Chương 7: Vector, tích vô hướng hai vecto

Lý thuyết vecto

Tọa độ vecto

Tích vô hướng

Góc trong tam giác