Dạng toán 12: Tiếp tuyến của đồ thị

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Thí dụ 1:Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số:
a. y = $\frac{{x - 1}}{{x + 1}}$, biết hoành độ tiếp điểm là x$_0$ = 0.
b. y = $\sqrt {x + 2} $, biết tung độ tiếp điểm là y$_0$ = 2.
Giải​
a. Trước tiên, ta đi tính đạo hàm: y' = $\frac{{x + 1 - (x - 1)}}{{{{(x + 1)}^2}}}$ = $\frac{2}{{{{(x + 1)}^2}}}$.
Tại điểm có hoành độ x$_0$ = 0 phương trình tiếp tuyến có dạng: (d): y - y(0) = y'(0)(x - 0) <=> (d): y = 2x - 1.
b. Trước tiên, ta đi tính đạo hàm: y' = $\frac{1}{{2\sqrt {x + 2} }}$.
Tại điểm có tung độ y$_0$ = 2, ta lần lượt có:
* Hoành độ tiếp điểm được cho bởi: $\sqrt {x + 2} $ = 2 <=> x + 2 = 4 <=> x = 2.
* Phương trình tiếp tuyến có dạng: (d): y - y(2) = y'(2)(x - 2) <=> (d): y = $\frac{1}{4}$x + $\frac{3}{2}$.

Thí dụ 2: Cho hai hàm số y = $\frac{1}{{x\sqrt 2 }}$ và y = $\frac{{{x^2}}}{{\sqrt 2 }}$. Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị của mỗi hàm số đã cho tại giao điểm của chúng. Tính góc giữa hai tiếp tuyến kể trên.
Giải​
Hoành độ giao điểm của đồ thị của mỗi hàm số được cho bởi:
$\frac{1}{{x\sqrt 2 }}$ = $\frac{{{x^2}}}{{\sqrt 2 }}$ <=> $\left\{ \begin{array}{l}x \ne 0\\{x^3} = 1\end{array} \right.$ <=> x = 1.
* Với đồ thị hàm số y = $\frac{1}{{x\sqrt 2 }}$ ta có y' = -$\frac{1}{{{x^2}\sqrt 2 }}$.
Khi đó, phương trình tiếp tuyến tại điểm có hành độ x = 1 có dạng:
(d1): y - y'(1) = y'(1)(x - 1) <=> (d1): y = -$\frac{1}{{\sqrt 2 }}$x + $\sqrt 2 $.
* Với đồ thị hàm số y = $\frac{{{x^2}}}{{\sqrt 2 }}$ ta có y' = $\frac{{2x}}{{\sqrt 2 }}$.
Khi đó, phương trình tiếp tuyến tại điểm có hành độ x = 1 có dạng:
(d2): y - y'(1) = y'(1)(x - 1) <=> (d2): y = x$\sqrt 2 $ - $\frac{1}{{\sqrt 2 }}$.
Nhận xét rằng \({k_{({d_1})}}.{k_{({d_2})}} = - \frac{1}{{\sqrt 2 }}.\sqrt 2 = - 1\) nên hai tiếp tuyến (d1) và (d2) vuông góc với nhau.

Thí dụ 3:Cho Parabol (P): y = x$^2$. Gọi M1 và M2 là hai điểm thuộc (P) lần lượt có hoành độ x1 = -2 và x2 = 1. Hãy tìm trên (P) một điển C sao cho tiếp tuyến tại C song song với cát tuyến M1M2. Viết phương trình tiếp tuyến đó.
Giải​
Trước tiên, ta có: y' = 2x.
Gọi k là hệ số góc của cát tuyến M1M2 với Parabol (P), ta có ngay: k = $\frac{{\Delta y}}{{\Delta x}}$
= $\frac{{f({x_1}) - f({x_2})}}{{{x_1} - {x_2}}}$ = $\frac{{{{( - 2)}^2} - {1^2}}}{{ - 2 - 1}}$ = -1.
M là điểm tuỳ ý thuộc đồ thị, giả sử M có hoành độ bằng a, khi đó:
* Để tiếp tuyến tại M song song với cát tuyến M1M2 điều kiện là: y'(a) = -1 <=> 2a = -1 <=> a = -$\frac{1}{2}$.
* Tại M(-$\frac{1}{2}$;$\frac{1}{4}$) phương trình tiếp tuyến có dạng: (d): y - $\frac{1}{4}$ = -(x + $\frac{1}{2}$) <=> (d): y = -x - $\frac{1}{4}$.

Thí dụ 4: Cho hàm số (C): y = x$^3$ - 3x$^2$ + 2. Viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị, biết rằng tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng (Δ): 3x - 5y - 4 = 0.
Giải​
Ta có: y’ = 3x$^2$ - 6x và hệ số góc của đường thẳng (Δ) bằng $\frac{3}{5}$.
Do đó, hoành độ tiếp điểm của tiếp tuyến với đồ thị hàm số là nghiệm của phương trình: y’.$\frac{3}{5}$ = - 1
<=> 3x$^2$ - 6x = - $\frac{5}{3}$
<=> 9x$^2$ - 18x + 5 = 0
<=> $\left[ \begin{array}{l}x = 1/3\\x = 5/3\end{array} \right.$.
* Với x = $\frac{1}{3}$, ta được tiếp tuyến (d1) có dạng: (d1): y = - $\frac{5}{3}$(x - $\frac{1}{3}$) + y($\frac{1}{3}$)
<=> (d1): y = - $\frac{5}{3}$x + $\frac{{61}}{{27}}$.
* Với x = $\frac{5}{3}$, ta được tiếp tuyến (d1) có dạng: (d2): y = - $\frac{5}{3}$(x - $\frac{5}{3}$) + y($\frac{5}{3}$)
<=> (d2): y = - $\frac{5}{3}$x - $\frac{{31}}{{27}}$.
Vậy, tồn tại hai tiếp tuyến (d1), (d2) của đồ thị thoả mãn điều kiện đầu bài.

Thí dụ 5: Viết phương trình tiếp tuyến của Parabol y = x$^2$, biết rằng tiếp tuyến đó đi qua điểm A(0; -1).
Giải​
Trước tiên, ta đi tính đạo hàm: y' = 2x.
Giả sử hoành độ tiếp điểm là x$_0$, khi đó phương trình tiếp tuyến có dạng:
(d): y - y(x$_0$) = y'(x$_0$)(x - x$_0$) <=> (d): y - $x_0^2$ = 2x$_0$(x - x$_0$). (*)
Vì điểm A(0; -1) ∈ (d) nên:
-1 - $x_0^2$ = 2x$_0$(-x$_0$) <=> $x_0^2$ = 1 <=> x$_0$ = ±1.
Khi đó:
* Với x$_0$ = 1, ta được tiếp tuyến có phương trình: (d1): y – 1$^2$ = 2(x - 1) <=> (d1): y = 2x - 1.
* Với x$_0$ = -1, ta được tiếp tuyến có phương trình: (d2): y - (-1)$^2$ = 2(-1)(x + 1) <=> (d2): y = -2x - 1.
Vậy, tồn tại hai tiếp tuyến thoả mãn điều kiện đầu bài.

Thí dụ 6: Cho hàm số y = cos$^2$x + msinx (m là tham số) có đồ thị là (C). Tìm m trong mỗi trường hợp sau:
a. Tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ x = π có hệ số góc bằng 1.
b. Tiếp tuyến của (C) tại các điểm có các hoành độ x = -$\frac{\pi }{4}$ và x = $\frac{\pi }{3}$ song song hoặc trùng nhau.
Giải​
Trước tiên, ta có: y' = -2sinx.cosx + mcosx = -sin2x + mcosx.
a. Tiếp tuyến của (C) tại điểm có hoành độ x = π có hệ số góc bằng 1 điều kiện là:
y'(π) = 1 <=> -sin2π + mcosπ = 1 <=> m = -1.
Vậy, với m = -1 thoả mãn điều kiện đầu bài.
b. Tiếp tuyến của (C) tại các điểm có các hoành độ x = -$\frac{\pi }{4}$ và x = $\frac{\pi }{3}$ có hệ số góc bằng:
k1 = y'(-$\frac{\pi }{4}$) = -sin(-$\frac{\pi }{2}$) + mcos(-$\frac{\pi }{4}$) = 1 + $\frac{{m\sqrt 2 }}{2}$,
k2 = y'($\frac{\pi }{3}$) = -sin$\frac{{2\pi }}{3}$ + mcos$\frac{\pi }{3}$ = -$\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ + $\frac{m}{2}$.
Để hai tiếp tuyến song song hoặc trùng nhau điều kiện là:
k1 = k2 <=> 1 + $\frac{{m\sqrt 2 }}{2}$ = -$\frac{{\sqrt 3 }}{2}$ + $\frac{m}{2}$ <=> ($\sqrt 2 $ - 1)m = -$\sqrt 3 $ - 1 <=> m = $\frac{{1 + \sqrt 3 }}{{1 - \sqrt 2 }}$.
Vậy, với m = $\frac{{1 + \sqrt 3 }}{{1 - \sqrt 2 }}$ thoả mãn điều kiện đầu bài.

Thí dụ 7: Tìm giao điểm của hai đường cong (P): y = x$^2$ - x + 1 và (H): y = $\frac{1}{{x + 1}}$. Chứng minh rằng hai đường cong đó có tiếp tuyến chung tại giao điểm của chúng.
Giải​
Hoành dộ giao điểm là nghiệm của phương trình: x2 - x + 1 = $\frac{1}{{x + 1}}$
<=> $\frac{{{x^3}}}{{x + 1}}$ = 0
=> x$^3$ = 0 <=> x = 0 => A(0; 1).
Vậy, hai đồ thị (P) và (H) cắt nhau tại điểm A(0; 1).
Ta lần lượt có:
* Phương trình tiếp tuyến của (P) tại A có dạng: (d1): y - 1 = y’$_{(P)}$(0).x <=> (d1): y = -x + 1.
* Phương trình tiếp tuyến của (H) tại A có dạng: (d2): y - 1 = y’$_{(H)}$(0).x <=> (d2): y = -x + 1.
Nhận thấy (d1) ≡ (d2), tức là (P) và (H) có tiếp tuyến chung tại A.

Nguồn: Học Lớp