HL.3. Thấu kính hội tụ

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
1. Tia sáng qua thấu kính

  • Tia sáng đi tới thấu kính gọi là tia tới
  • Tia khúc xạ ra khỏi thấu kính gọi là tia ló
2. Hình dạng của thấu kính hội tụ
Thấu kính hội tụ 1.PNG

Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa)
  • Kí hiệu trong hình vẽ:
Thấu kính hội tụ 2.PNG
  • Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
  • Dùng thấu kính hội tụ quan sát dòng chữ thấy lớn hơn so với khi nhìn bình thường.
II - TRỤC CHÍNH, QUANG TÂM, TIÊU ĐIỂM, TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ
1. Trục chính - Quang tâm - Tiêu điểm - Tiêu cự

Thấu kính hội tụ 3.PNG

  • \(\Delta \) - trục chính của thấu kính
  • \(O\) - quang tâm của thấu kính
Thấu kính hội tụ 4.PNG
  • \(F,F'\) là tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm
  • Khoảng cách từ quang tâm đến mỗi tiêu điểm \(OF = OF' = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính

2. Đường truyền của 3 tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ
  • (1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
  • (2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
  • (3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính. \(OF = OF' = f\) gọi là tiêu cự của thấu kính