HL.6. Phương pháp giải bài tập pha trộn 2 dung dịch có xảy ra phản ứng

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
1. Đặc điểm bài toán

- Trộn 2 dung dịch với nhau xảy ra phản ứng giữa các chất tan của các dung dịch ban đầu.

2. Cách làm

Bước 1: Xác định dung dịch sau cùng (sau khi pha trộn) có chứa chất nào:

- Xác định công thức chất tan mới, số lượng chất tan mới. Cần chú ý khả năng có chất dư (do chất ban đầu không tác dụng hết) khi tính toán.

Bước 2: Xác định lượng chất tan (khối lượng hay số mol) có chứa trong dung dịch sau cùng.

- Nếu đề bài cho phản ứng vừa đủ thì lượng chất tan sau phản ứng chỉ gồm sản phẩm phản ứng.

- Nếu đề bài cho biết cả 2 số mol của chất tham gia thì cần xét xem phản ứng vừa đủ hay còn dư. Khi đó chất tan sau phản ứng gồm sản phẩm và chất dư. Lượng sản phẩm phản ứng tính theo PTPƯ phải dựa vào chất tác dụng hết (lượng cho đủ), tuyệt đối không dựa vào lượng chất phản ứng dư.

Bước 3: Xác định lượng dung dịch mới (mdd hay Vdd)

- Cách tính khối lượng sau phản ứng:

+) Nếu chất tạo thành không có chất bay hơi hoặc kết tủa:

mdd sau phản ứng = ∑mcác dd tham gia

+) Nếu chất tạo thành có chất bay hơi hoặc chất kết tủa:

mdd sau pứ = ∑mcác dd tham gia – mkết tủa

mdd sau pứ = ∑mcác dd tham gia – mkhí

mdd sau pứ = ∑mcác dd tham gia – mkhí - mkết tủa

+) Coi thể tích dung dịch sau phản ứng không thay đổi => Thể tích dd mới = tổng thể tích các dd đem trộn