HL.7. Phương pháp giải bài tập đốt cháy xác định công thức cacbohiđrat

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
PHƯƠNG PHÁP
- Cacbohiđrat có công thức tổng quát dạng Cn(H2O)m
Pt đốt cháy: Cn(H2O)m + nO2 → nCO2 + mH2O
=> nO2 cần dùng = nCO2 sinh ra
- Ta có $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{n}{m}$ từ đó suy ra
+) Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = 1$ thì thuộc loại monosaccarit (glucozơ hoặc fructozơ)
+) Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{{12}}{{11}}$ thì đó là đisaccarit (saccarozơ hoặc mantozơ)
+) Nếu $\frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{{H_2}O}}}} = \frac{6}{5}$ thì đó thuộc loại polisaccarit (tinh bột hoặc xenlulozơ)

Một số công thức áp dụng:
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng: ∆mdd sau pư = (mCO2 + mH2O) – (mkết tủa + mkhí)
+) ∆mdd sau pư > 0 → khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng
+) ∆mdd sau pư < 0 → khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm
- Khối lượng bình tăng sau phản ứng:
+) Sản phẩm cháy chỉ có CO2 → mbình tăng = mCO2
+) Sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O → m bình tăng = mCO2 + mH2O
- Bảo toàn khối lượng: mcacbohidrat + mO2 pư = mCO2 + mH2O
Lưu ý: Đối với phản ứng tráng gương : 1 Glu → 2Ag