HL.7. Phương pháp giải bài tập kim loại tác dụng với dung dịch muối (phần 1)

Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
III. BÀI TOÁN 2 KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI 1 MUỐI
Thứ tự cặp oxi hóa – khử
$\frac{{{A}^{m+}}}{A}\,\,\,\,\frac{{{B}^{n+}}}{B}\,\,\,\,\frac{{{C}^{p+}}}{C}$$\text{pA + m}{{\text{C}}^{\text{p+}}}\text{ }\to \text{ p}{{\text{A}}^{\text{m+}}}\text{ + mC 1}\text{.}$
$\text{pB + n}{{\text{C}}^{\text{P+}}}\text{ }\to \text{ p}{{\text{B}}^{\text{n+}}}\text{ + nC 2}\text{.}$

  • Điều kiện của phản ứng:
- A , B phải đứng trước C trong dãy điện hóa.
- Muối Cp+ phải tan.

  • Phương pháp giải
- Nếu biết số mol ban đầu của A, B, Cp+ ta chỉ cần chú ý đến thứ tự phản ứng trên và sử dụng bảo toàn e
- Nếu biết số mol ban đầu của A, B nhưng không biết số mol ban đầu của Cp+ ta có thể dùng phương pháp mốc so sánh nếu biết khối lượng của chất rắn sau phản ứng (m):
- Mốc 1 vừa đủ phản ứng 1: mrắn $\text{= }{{\text{m}}_{\text{C(1)}}}\text{ + }{{\text{m}}_{\text{B}}}\text{= }{{\text{m}}_{\text{1}}}$
- Mốc 2 vừa đủ phản ứng 1 và 2: mrắn $\text{= }{{\text{m}}_{\text{C(1)}}}\text{ + }{{\text{m}}_{\text{C(2)}}}\text{ = }{{\text{m}}_{\text{2}}}$

So sánh m với m1 và m2, có 3 trường hợp có thể xảy ra:
+ Trường hợp 1: Nếu $m$ < ${{\text{m}}_{\text{1}}}$ chỉ có phản ứng 1, dư A,hết Cp+. Dung dịch sau phản ứng có Am+. Chất rắn sau phản ứng chỉ có C, B chưa phản ứng và A dư.
+ Trường hợp 2: Nếu ${{\text{m}}_{\text{1}}}$ < $m$ < ${{\text{m}}_{\text{2}}}$ A hết, B dư, Cp+ hết. Dung dịch sau phản ứng có Am+, Bn+. Chất rắn sau phản ứng có C và B dư.
+ Trường hợp 3: Nếu $m$ > ${{\text{m}}_{\text{2}}}$ A hết, B hết, Cp+ dư . Dung dịch sau phản ứng có Am+, Bn+, Cp+ dư. Chất rắn sau phản ứng chỉ có C.

IV. BÀI TOÁN HAI KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI HAI MUỐI
Đây là bài toán khá phức tạp chúng ta không thể làm bằng cách xét từng trường hợp có thể xảy ra.

  • Nếu biết số mol của các kim loại và cation chúng ta chúng ta chỉ cần làm theo thứ tự phản ứng.
  • Nếu không biết số mol ban đầu thì phải dựa vào số ion tồn tại trong dung dịch sau phản ứng để dự đoán chất nào hết chất nào dư.
  • Áp dụng phương pháp bảo toàn electron :
∑ne cho (2 kim loại) = ∑ne nhận (2 muối)


Ví dụ: cho Mg và Fe tác dụng với hỗn hợp Cu2+, Ag+
Ta có thứ tự các cặpp oxi hóa – khử :
$\frac{M{{g}^{2+}}}{Mg}\,\,\,\,\frac{F{{e}^{2+}}}{Fe}\,\,\,\,\frac{C{{u}^{2+}}}{Cu}\,\,\,\frac{A{{g}^{+}}}{Ag}$
Phản ứng xảy ra đầu tiên: $\text{Mg + A}{{\text{g}}^{+}}\text{ }\to \text{ M}{{\text{g}}^{2+}}\text{ + Ag}~~~\,\,\,\,\,\,\,1.$
Nếu Mg dư hết Ag+: $\text{Mg + C}{{\text{u}}^{2+}}\text{ }\to \,\,\,\text{M}{{\text{g}}^{2+}}\text{ + Cu}~\,\,\,\,\,\,~~2.$
Nếu Mg hết, dư Cu2+: $\text{Fe + C}{{\text{u}}^{2+}}\text{ }\to \text{ F}{{\text{e}}^{2+}}\text{ + Cu}~~~\,\,\,\,\,\,\,\,\,3.$