Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước:
1. Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.
Hiện tượng: Khi chưa đun:
+ Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.
+ Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.
\(Na + H_2O → NaOH + {1 \over 2} H_2\).
Khí thoát ra là \(H_2\) dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.
- Ống 2 +3: Không có hiện tượng do Mg phản ứng chậm với \(H_2O\) còn Al có lớp bảo vệ \(Al(OH)_3\).
Khi đun sôi:
Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.
Ống 3: Không có hiện tượng.
Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước nhanh hơn tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.
Ống 3: Lớp bảo vệ \(Al(OH)_3\) ngăn không cho Al tác dụng với nước.
Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

2. Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.
Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.
Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp \(Al_2O_3\) trên bề mặt Al bị bào mòn.
\(Al_2O_3 + 2NaOH → 2NaAlO_2 + H_2O\).
Al mất lớp bảo vệ \(Al_2O_3\) tác dụng với nước:
\(2Al + 6H_2O → 2Al(OH)_3 + 3H_2\).
\(Al(OH)_3\) sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm
\(Al(OH)_3 + NaOH → NaAlO_2 + 2H_2O\).
2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

3. Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.
Hiện tượng: Nhỏ \(NH_3\) vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng
Kết tủa trắng là \(Al(OH)_3\) tạo thành sau phản ứng:
\(AlCl_3 + 3H_2O + 3NH_3 → Al(OH)_3 + 3NH_4Cl\).
Kết tủa trắng tan.
Kết tủa tan là do \(Al(OH)_3\) phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:
\(Al(OH)_3 + 3HCl → AlCl_3 + 3H_2O\).
\(Al(OH)_3 + NaOH → NaAlO_2 + 2H_2O\).
Kết tủa trắng xuất hiện rồi lại tan.