Học Lớp

Administrator
Thành viên BQT
Giải đề số 5 kiểm tra 45 phút - Chương 2 - Sinh học 11
A. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: Vận động bắt mồi của cây gọng vó là ví dụ về:
A. Hướng nước
B. Ứng động sinh trưởng.
C. Hướng trọng lực
D. Ứng động không sinh trưởng.
Câu 2: Hệ tuần hoàn ở côn trùng là thuộc nhóm :
A. Hệ tuần hoàn đơn
B. Hệ tuần hoàn kín
C. Hệ tuần hoàn kép
D. Hệ tuần hoàn hở
Câu 3: Ở động vật, hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể trước các kích thích được quyết định bởi:
A. Khối lượng cơ thể
B. Thể tích cơ thể
C. Mức độ tiến hóa của hệ thần kinh
D. Mức độ chuyên hóa của cơ thể
Câu 4: Động vật sống dưới nước hô hấp bằng các cơ quan nào sau đây?
A. Phổi, mang, da.
B. Mang, bề mặt cơ thể, ống khí
C. Mang, bề mặt cơ thể.
D. Phổi, ống khí.
Câu 5: Vai trò của thận trong điều hòa chuyển hóa các chất trong cơ thể là
A. Điều hòa cân bằng áp suất thẩm thấu của máu
B. Điều hòa nồng độ glucozơ trong máu
C. Điều hòa nồng độ CO$_{2}$ trong cơ thể
D. Điều hòa nồng độ bicacbonat trong máu
Câu 6: Trong xinap hóa học, túi chứa chất hóa học trung gian nằm ở:
A. Tế bào truyền thông tin
B. Tế bào nhận thông tin
C. Màng trước xinap
D. Màng sau xinap
Câu 7: Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin được thực hiện theo cách:
A. Liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.
B. Liên tục từ bao miêlin này sang bao miêlin khác
C. Nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
D. Liên tục từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không phải là phản xạ?
A. Trùng roi co tế bào tránh ánh sáng
B. Thủy tức co người tránh kích thích
C. Tôm bắn cơ thể ra xa tránh kẻ thù
D. Cả A, B và C
Câu 9: Ngọn cây non cong về phía ánh sáng trong trường hợp :
A. ánh sáng yếu
B. Ánh sáng mạnh
C. Không có ánh sáng
D. Ánh sáng chiếu từ một phía
Câu 10: Khi một tế bào bị kích thích, trạng thái điện thế của tế bào thay đổi như thế nào?
A. Giữ nguyên không đổi
B. Điện thế hoạt động chuyển thành điện thế nghỉ
C. Không còn sự chênh lệch điện thế
D. Điện thế nghỉ chuyển thành điện thế hoạt động
B. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Vận động nở hoa là thuộc hình thức cảm ứng nào ở thực vật? Em hãy giải thích cụ thể nguyên nhân và cơ chế gây nên vận động nở hoa đó?
Câu 2 (3điểm):
a) Vẽ sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi và giải thích sơ đồ ?
b) Sử dụng sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi để giải thích hiện tượng điều hòa huyết áp của cơ thể người?
Câu 3 (2 điểm) : Trình bày vai trò của bơm Na-K?
Học lớp hướng dẫn giải
A. TRẮC NGHIỆM

 kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Sinh học 11.png


B. TỰ LUẬN
Câu 1:
- Vận động nở hoa là hình thức ứng động sinh trưởng ở thực vật (0.5đ)
- Giải thích: (1,5đ)
+ Nguyên nhân: Do sự tái phân bố au xin không đều ở hai phía của cơ quan thực vật
+ Cơ chế: làm cho tốc độ sinh trưởng của các tế bào ở hai phía không đều nhau, kết quả là làm uốn cong cơ quan đó.
Câu 2:
a.
- Vẽ được sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi theo sơ đồ (1đ)
- Giải thích (1đ)
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hay cơ quan thụ cảm) tiếp nhận kích thích và hình thành xung thần kinh truyền về bộ phận điều khiển. (0,25đ)
+ Bộ phận điều khiển (TW thần kinh hay tuyến nội tiết) điều khiển hoạt động của các cơ quan. (0,25đ)
+ Bộ phận thực hiện (các cơ quan trong cơ thể) khi nhận tín hiệu từ bộ phận điều khiển sẽ tăng hay giảm hoạt động để đưa nội môi về trạng thái cân bằng.. (0,25đ)
+ Liên hệ ngược: sự thay đổi của các yếu tố nội môi tác động ngược trở lại bộ phận kích thích. (0,25đ)
b.
- Ví dụ: điều hòa huyết áp
+ Sơ đồ: (0,5đ)
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 2 - Sinh học 11.jpg

+ Giải thích: (0,5đ)
Huyết áp tăng cao kích thích lên thụ thể áp lực ở mạch máu. Xung thần kinh hình thành và truyền về trung khu điều hòa tim mạch. Trung khu điều hòa tim mạch phát tín hiệu đến tim để giảm nhịp, mạch máu giãn ra, làm cho huyết áp giảm dần xuống. Khi đạt đến mức cân bằng, quá trình điều hòa này sẽ dừng lại.
Câu 3:
- Bơm Na – K là các chất vận chuyển (bản chất là prôtêin) có ở trên màng tế bào. (0.25 điểm)
Bơm này có nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong màng tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào, vì vậy duy trì được điện thế nghỉẵ Hoạt động của bơm Na – K tiêu tốn năng lượng. Năng lượng do ATP cung cấp. (0.5 điểm)


- Bơm Na – K còn có vai trò trong cơ chế hình thành điện thế hoạt động. Bơm này chuyển Na+ từ phía trong trả ra phía ngoài màng tế bào trong trường hợp điện thế hoạt động xuất hiện. ( 0.5 điểm)
- Vẽ hình : (0.25) điểm